Vulkan là một tập hợp những hàm lập trình (API) dùng cho việc xây dựng game, hình ảnh 3D và tính toán hiệu năng cao để thay cho OpenGL đã cũ kĩ. Điểm đặc biệt của Vulkan đó là nó ít hao tài nguyên hệ thống hứa hẹn mang đến những game và ứng dụng đồ hoạ chạy ngon lành hơn, đẹp hơn ngay cả với những phần cứng hiện tại. ….
Sau khi bộ đôi Samsung galaxy S7 và S7 Edge trình làng thì thuật ngữ “Vulkan” bắt đầu dần phổ biến trong chúng ta đặc biệt là những ai quan tâm tới mảng công nghệ Vậy Vulkan là gì ? nó mang lại lợi ích gì cho chúng ta?
Vulkan là gì ?
Vulkan được phát triển bởi Khronos, một hiệp hội phi lợi nhuận chuyên về việc phát triển các API mở và không thu phí bản quyền. Thành viên chủ chốt của Khronos bao gồm ATI (giờ đã về với AMD), NVIDIA, Intel, Discreet, Silicon Graphics, ngoài ra còn có sự tham gia tích cực của Apple, Sony, Google, Samsung, Unity, Qualcomm, MediaTek… Hiệp hội này chia làm nhiều nhóm nhỏ bên trong và họ cũng là những đơn vị chịu trách nhiệm phát triển các chuẩn đồ hoạ phổ biến như OpenGL, OpenCL, bộ API dùng cho website WebGL, WebCL và nay là Vulkan.
Không như những hàm API đồ hoạ đi trước, Vulkan được thiết kế lại từ đầu để hỗ trợ hết tính năng mà Khronos mong muốn. Nó được làm theo dạng module nên có tính linh hoạt cao, dễ dàng mở rộng thêm nhiều tính năng mới trong tương lai, hỗ trợ nhiều công cụ đặc thù của các hãng làm GPU, cũng như cung cấp việc điều khiển trực tiếp bộ xử lý đồ hoạ vốn rất cần thiết cho các engine làm game hoặc ứng dụng đồ hoạ. Việc phát triển Vulkan đã bắt đầu diễn ra từ năm 2014.
Về lý thuyết, Vulkan có thể điều khiển rất rất nhiều nhân GPU trong những cái đồng hồ bé tí bạn đeo trên tay, trên điện thoại của bạn, trên máy tính, workstation, kính thực tế ảo, xe hơi, máy in 3D và nói chung là bất kì thứ gì gắn được GPU vào. À, đừng quên robot nữa, robot cũng cần năng lực xử lý đồ hoạ cao để nhận biết thế giới xung quanh và phản ứng lại tương ứng.
Vulkan được giới thiệu vào đâu năm 2015 đây là một nên tảng đồ họa 3D được phát triển bởi Khronos Group.Ban đầu chủ yếu tập trung vào các nhà phát triển sử dụng nó để sản xuất ra những nội dung 3D điển hình như là các ứng dụng game hoặc là các nền tảng tương tác khác.
Một câu hỏi đã được đặt ra rằng “chuyện gì sẻ xảy ra với OpenGL ES, một nền tảng đã và đang thực hiện tốt vài trò này trên các thiết bị Android?”. Để giải thích một cách đơn giản và dễ hiểu là : “OpenGL ES chỉ là nền tảng ban đầu để phát triển Vulkan và trong tương lai sẽ không còn OpenGL ES nửa “. Bắt đầu từ những dòng smartphone cao cấp như Samsung Galaxy S7 và S7 Edge.
Những lợi ích mà Vulkan mang lại là gì ?
Trên thực tế Vulkan mang lại rất nhiều lợi ích nhưng những người dùng thông thường khó mà hiểu hết được vì chúng là nền tảng dành cho lập trình viên bạn nhé ! Để đơn giản hóa vấn đề mình sẻ chỉ ra 3 lợi ích cơ bản nhất của Vulkan cho các bạn dể hiểu nhé !
- Giảm tải cho bộ xử lý, nhờ đó giúp CPU thực thi tác vụ mượt mà hơn
- Tăng sức mạnh đồ họa (dĩ nhiên) nhưng còn làm tăng tổng thể hiệu suất máy
- Giúp cho việc chuyển game từ nền tảng này sang nền tảng khác dễ dàng hơn, ví dụ từ Windows sang Android
Như vậy chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng trong tương lai không xa, các tựa game trên máy tính cho đến máy console sẽ được phát hành cùng lúc với phiên bản Android.
Mối tương quan giữa Google Vulkan
Vào năm 2015 Google đã có ý định đưa nền tảng Vulkan vào trong hệ điều hành Android Marshmallow, nhưng cuối cùng đã bị thất bại. Nhưng theo những thông tin cập nhật mới nhất hiện nay thì nên tảng này có khả năng tương thích tốt với những flagship mới của Samsung và có vẻ như google đang có ý định sử dụng lại nó.
Tính tới thời điểm hiện nay chỉ có ông lớn Samsung mới công bố khả năng tương thích với nền tảng đồ họa 3D Vulkan. Theo mình nghỉ thì API này sẻ nhanh chóng được mở rộng vì phần lớn các thiết bị đang sử dụng flagship Snapdragon 820, một con chip tương thích tốt với Vulkan.
Để minh chứng cho điều này tại MWC 2016 đã mang đến một DEMO về khả năng tương thích của Vulkan với sản phẩm của mình. Viedeo này đã được thực hiện bởi Tim Sweeney, là CEO của Epic Games, một trong những studio game nổi tiếng của Mỹ.
Video demo
Khả năng tương thích của Vulkan với các loại chip hiện nay trên thị trường
Với Samsung Exynos
SoC được sản xuất bởi Samsung hiện đang hỗ trợ phiên bản 1.0 của Vulkan và đã được xác nhận bằng Galaxy S7 cùng S7 Edge. Nhưng điều mà mọi người mong chờ đó là Vulkan củng được hổ trợ trên Note 5, Galaxy S6, S6 Edge thậm chí là các thiết bị cũ hơn như Note 4. Và vẫn chưa có bất kỳ câu trả lời nào từ phía Samsung.
Với Adreno của Qualcomm (chip Snapdragon)
Như chúng ta củng biết Qualcomm đã sản xuất ra con chip có khả năng tương thích tốt với nền tảng đồ họa Vulkan : Snapdragon 820, sở hữu nhân đồ họa GPU Adreno 530 đây là một trong những con chip mạnh nhất trên samartphone tính thời điểm này. Ngoài ra Qualcomm còn khẳng định rằng Vulkan cũng sẽ tương thích với các GPU A4xxx và A5xxx.
Với công nghệ thực tế ảo PowerVR
Cho tới thời điểm hiện nay chưa có một minh chứng thực tế nào chứng tỏ công nghệ này tương thích với nền tảng Vulkan. Nhưng bạn cần phải biết được là công nghệ thực tế ảo PowerVR đã được xác nhận tương thích một cách hoàn hảo với Vulkan, chỉ là vấn đề thời gian cho đến khi chúng ta được thấy một danh sách hỗ trợ chính thức.
Với Mali Txx ARM
Khả năng tương thích của nền tảng Vulkan với Mali Txx ARM vẫn chưa được rỏ hy vọng răng trong tương lai không xa chúng ta sẻ có những bằng chứng chứng tỏ nền tảng Vulkan củng tương thích tốt với Mali Txx ARM
Về 2 ông lớn Intel và nVidia?
Hiện tại 2 ông lớn Intel và nVidia vẫn đang còn bỏ ngỏ về khả năng tương thích với Vulkan. Chúng tôi sẻ cập nhật vấn đề này trong những bài tới về nền tảng APT Vulkan bạn nhé !
Tương lai Vulkan sẻ phát triển tới đâu ?
Hiện tại Vulkan chưa thực sự hoàn thiện bộ API của mình, đây có thể là một điểm yếu mà DirectX 12 có thể khai thác kịp thời.
Tuy nhiên Vulkan đã ra mắt bộ SDK dành cho các nhà phát triển từ tháng 2 năm nay. Từ đó đến giờ số game và công cụ làm game hỗ trợ Vulkan ngày một tăng.
Chỉ mới gần đây, Vulkan đã chứng tỏ được bản lĩnh của mình trên Dota 2. Kết quả hiệu năng ban đầu đã được công bố.
Từ biểu đồ ta có thể thấy hiệu năng chạy game của Vulkan bị ảnh hưởng nhiều bởi vi xử lý CPU. Thậm chí khi sử dụng bộ chip Athlon 4 lõi, dòng card Fury X của AMD đã tụt xuống một cách thảm hại. Dù sao đi nữa, đây vẫn chỉ là phiên bản Beta, sức mạnh thực tế của bộ API sẽ được kiểm chứng một cách chính xác hơn trong tương lai gần
Một điều cần lưu ý nữa là mong muốn của Valve trong việc đưa Vulkan lên và đánh bại hoàn toàn “ông hoàng” DirectX chễm chệ trên ngai vàng bao lâu nay. Và với hệ thống Steam của mình, tầm ảnh hưởng của Valve có thể đủ lớn để hiện thức hóa tham vọng này.
Sony cũng đang dậy lên những lời đồn thổi về kế hoạch áp dụng API Vulkan vào máy Playstation 4K của mình (hay còn được biết đến là Playstation 4.5 hay Playstation Neo).
Xem thêm: Công nghệ VVA là gì ? Những Điều Cần Biết về Van Biến Thiên là gì?
Tuy không có đảm bảo gì về thành công của Vulkan trong tương lai, chí ít cuộc chiến bấy lâu nay phẳng lặng trên mặt trận API một lần nữa có những cơn sóng gió, bão táp. Và cuối cùng, từ sự cạnh tranh lành mạnh này, người tiêu dùng một lần nữa chỉ việc ngồi từ xa chiêm ngưỡng cuộc chiến và hưởng lợi từ kết cục của cuộc chiến.
Được đóng lại.