Thuốc Panadol đã quá quen thuộc với nhiều người thậm chí quen tới nổi khi bị đau đầu, nhức óc nhiều người sẽ nghỉ ngay tới việc để giảm đau là phải uống thuốc Panadol.
Thuốc Panadol một loại thuốc rất quen thuộc với nhiều người có thể nói khi bị đau đầu bạn sẽ nghỉ ngay tới việc dùng Panadol để giảm đau một cách nhanh chóng . Nhưng có bao giờ bạn biết Panadol có tác dụng phụ ra sao chưa? Hay Panadol có bao nhiêu loại ? Uống Panadol liên tục có có ảnh hưởng gì không ? Hãy tham khảo trong bài viết này nhé !
Khi bị đau đầu, nóng sốt thường sử dụng viên uống Panadol để giảm đau. Vậy Panadol có thành phần thế nào? Tác dụng và cách dùng sao cho an toàn? Là câu hỏi mà không phải ai cũng biết. Vì thế chúng ta hãy cùng 8chiase.com tìm hiểu thêm về thông tin sản phẩm này nha.
Tác dụng của thuốc Panadol
Thuốc Panadol có chứa paracetamol một chất giảm đau, hạ sốt. Thuốc có thể điều trị hiệu quả các triệu chứng: đau đầu, đau nữa đầu, đau cơ, đau bụng kinh, đau họng, đau cơ xương, sốt và đau sau khi tiêm vacxin, đau sau khi nhổ răng hoặc sau các thủ thuật nha khoa, đau răng, đau do viêm xương khớp…
Panadol là bao gồm thành phần chính: paracetamol, caffeine thuộc nhóm dược lý có khả năng, giảm đau, hạ sốt, nhóm chống viêm không steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh về xương khớp. tên gọi khác của thuốc là Panadol: acetaminophen.
Liều dùng thuốc Panadol
Liều dùng cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên
- Dùng 500mg đến 1g paracetamol( 1 – 2 viên/lần) sau mỗi 4 đến 6 giờ nếu cần
Chỉ dùng đường uống - Liều tối đa hàng ngày : 4000mg. Không dùng quá liều chỉ định. Không dùng với thuốc khác có chứa Pracetamol
- Khoảng cách liều tối thiểu là 4 giờ.
Trẻ em từ 6 đến 1 tuổi
- Dùng 250 – 500mg sau mỗi 4 đến 6 giờ nếu cần
- Liều tối đa hàng ngày : 60mg/kg cân nặng chia thành nhiều lần, mỗi lần 10 đến 15mg/kg cân nặng dùng trong 24 giờ.
- Không dùng quá liều chỉ định
- Không dùng với các thuốc khác chứa Paracetamol
- Không dùng quá 4 liều trong vòng 24 giờ. Khoảng cách liều tối thiểu : 4 giờ
Trẻ em dười 6 tuổi
- Không khuyến cáo dành cho trẻ em dưới 6 tuổi
Tác dụng phụ của thuốc Panadol
Các tác dụng không mong muốn của Panadol extra thu được từ dữ liệu thử nghiệm lâm sàng thường hiếm xảy ra và trên một số ít bệnh nhân.
- Trong quá trình lưu hành sản phẩm một số tác dụng phụ có thể xảy ra:
- Giảm tiểu cầu
- Phản ứng quá mẫn
- Phản ứng dị ứng da như: ban da, phù mạch, hội chứng stevens – Johnson
- Co thắt phế quả ở các bệnh nhân nhạy cảm với aspirin và thuốc NSAIDs khác
- Bất thường gan.
Đây không phải danh mục đầy đủ tác dụng phụ của thuốc và có thể xảy ra các tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Uống nhiều thuốc Panadol có hại cho sức khỏe không?
Việc sử dụng thuốc trong thời gian dài hoặc lạm dụng thuốc sẽ dẫn đến nhiều nguy hại cho sức khỏe.
- Viêm loát, xuất huyết tiêu hóa: khi sử dụng liều cao Aspirine, thuốc kháng viêm không steroidal có thể gây tổn hại các màng nhầy ở dạ dày và hệ tiêu hóa trên tạo nên sự viêm loét, xuất huyết ở hệ tiêu hóa. Điều đó thường gây ói mửa, sụt cân… trong khi sử dụng liều cao ibuprofen trong 3 ngày có thể gây xuất huyết đường tiêu hóa.
- Nghiện thuốc: những loại thuốc giảm đau liều cao như hydrocodone quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng nghiện thuốc.
- Huyết áp cao: Phụ nữ sử dụng những loại thuốc giảm đau không chứa aspirine có nguy cơ mắc phải tình trạng bị huyết áp cao gấp hai lần.
- Gãy xương: thuốc giảm đau opioids có thể làm tăng tần suất gãy xương ở người trên 60 tuổi nhất là khi sử dụng nhóm thuốc này với liều lượng lớn hơn 50mg.
- Thuốc giảm đau gây tổn thương gan: Thuốc giảm đau Panadol khi dùng quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng tổn thương gan nghiêm trọng. Triệu chứng như: chán ăn, buồn nôn…nếu không điều trị kịp thời có thể làm suy giảm chức năng gan và thậm chí có thể gây tử vong.
- Thuốc giảm đau gây tổn thương thận: khi sử dụng những loại thuốc giảm đau chứa thành phần paracetamol và ibuprofen quá nhiều sẽ dẫn đến tổn thương thận một cách nghiêm trọng.
Lưu ý khi dùng thuốc Panadol
- Nếu bạn có tiền sử quá mẫn cảm với paracetamol, caffeine hoặc bất kỳ tá dược nào của Paradol thì không nên sử dụng thuốc này.
- Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ đối với bệnh nhân suy gan, suy thân hoặc khi triệu chứng còn dai dẳng vì có sự gia tăng nguy cơ gây hại của Paracetamol đối với gan.
- Tránh dùng quá nhiều trà, cà phê và một số đồ uống có cồn khác khi đang dùng thuốc
- Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Dạng và hàm lượng của Panadol
Paradol Extra được bào chế ở dạng viên nén, dùng đường uống với hàm lượng
- Paracetamol: 500mg
- Caffeine : 65mg
- Paradol viên sủi: 500mg
- Viên nhai( trẻ em) 120mg
Cách bảo quản
Bạn nên bảo quản thuốc nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp, để xa tầm tay trẻ em.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về thuốc Panadol một loại thuốc rất phổ biến hiện nay mua ở bất cứ tiệm thuốc tây nào cũng có . Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sản phẩm ngoài ra để thuốc được hiệu quả bạn nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của dược sĩ và bác sĩ nhé !
Được đóng lại.