Việt Nam là một quốc gia thuộc bán đảo Đông Dương hiện nay trên bản đồ Việt Nam có 63 tỉnh thành và thành phố Hà Nội là thủ đô . Hãy cùng 8chiase.com tìm hiểu về bản đồ các tỉnh thành Việt Nam với những thông tin đáng chú ý về kinh tế văn hóa xã hội.
1./Giới thiệu tổng quan chung về bản đồ Việt Nam
Quốc gia của chúng ta có địa chình chủ yếu là đồi núi tới 3/4 diện tích, đồng bằng và trung du chỉ có 1/4 diện tích cả nước đây cũng là lý do khiến cho các vùng miền và thành phố có địa hình và phong tục khá đa dạng phong phú .
Tải về mẫu bản đồ: Tải về file pdf
- Vị trí địa lí của Việt Nam: Việt Nam nằm ở phía đông của bán đảo Đông Dương, ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á.
- Dân số Việt Nam : 96 triệu người( theo số liệu cập nhập mới nhất năm 2018), chiếm 1.27 % dân số thế giới
- Diện tích : 331.698 km² ( khoảng 327.480 km² đất liền và hơn 4.500 km² biển)
- Phía Bắc giáp Trung Quốc
- Phía đông giáp biển Đông
- Phía Tây giáp Lào và Campuchia.
Căn cứ vào đặc điểm địa lý khi hậu bản đồ Việt Nam được chia ra làm 3 vùng miền bao gôm Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ và 7 cùng kinh tế trọng điểm.
2./Nên xem bản đồ Việt Nam ở đâu ?
Hiện nay có khá nhiều trang web cũng như ứng dụng cung cấp các thông tin về bản đồ Việt Nam tuy nhiên theo chúng tôi khi xem bản đồ các tỉnh thành Việt Nam các bạn xem tại các trang sau :
- Xem bản đồ Việt Nam tại Google Maps Việt Nam : Có lẻ khi nhắc tởi bản đồ vệ tinh Việt Nam không ai lại không nghỉ đến Google Maps Việt Nam
- Ứng dụng bản đồ Việt Nam Địa điểm
- Đây củng là một ứng dụng xem bản đồ Việt Nam rất hay mà bạn nên dùng khá là gọn nhẹ có cả tiếng việt. Thông tin trên bản đồ luôn được cập nhật liên tục để phù hợp với hiện tại .
- Xem bản đồ Việt Nam thông qua ứng dụng Việt Bản Đồ : Niếu như bạn cảm thấy khó khăn trong việc xem bản đồ Việt Nam thông qua Google Maps Việt Nam thì Việt Bản Đồ là sự thay thế hoàn hảo đấy nhé !
Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm Cốc Cốc Map – ứng dụng bản đồ dành riêng cho người dùng Việt, 1 sản phẩm đến từ nhà phát hành Cốc Cốc.
3./Bản đồ chi tiết 63 tỉnh thành Việt Nam
Dựa vào vị trí địa lý khí hậu bản đồ Việt Nam được chia ra làm 3 miền trọng điểm bao gồm: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Mỗi 1 miền có 1 thành phố kinh tế phát triển mạnh như : Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh.
1./Bản đồ các tỉnh Bắc bộ
Miền Bắc Việt Nam được xem là trái tim của quốc gia nơi tập trung trung tâm hành chính chính trị kinh tế vắn hóa . Dựa vào đặc điểm khi hậu địa hình tự nhiên Bắc bộ lại tiếp tục được chia ra làm 3 vùng kinh tế trọng điểm bao gồm : Tây Bắc Bộ,Đồng Bằng Sông Hồng và Đông Bắc Bộ.
- Tây bắc bộ : Lại tiếp tục chia ra làm 6 tỉnh thành như sau :
- Hòa Bình
- Sơn La
- Điện Biên
- Lai Châu
- Lào Cai
- Yên Bái
Đồng Bằng Sông Hồng : Được chia ra làm 10 tỉnh thành và thành phố
-
- Hà Nội
- Hà Nam
- Ninh Bình
- Bắc Ninh
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hưng Yên
- Nam Định
- Thái Bình
- Vĩnh Phúc.
Thủ đô Hà Nội nằm giữa đồng bằng Sông Hồng trù phú nơi đây cũng sớm trở thành trung tâm hành chính chính trị văn hóa và kinh tế .Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, với diện tích lớn nhất nước và có dân số đứng thứ nhì (8.215.000 vào năm 2018) sau thành phố Hồ Chí Minh.
- Đông Bắc Bộ : được chia ra làm 9 tỉnh thành
- Hà Giang
- Cao Bằng
- Bắc Cạn
- Lạng Sơn
- Tuyên Quang
- Thái Nguyên
- Phú Thọ
- Bắc Giang
- Quảng Ninh.
2./Bản đồ các tỉnh thành Trung Bộ
Tương tự như Miền Bắc Nam Trung Bô cũng được chia nhỏ ra làm 3 vùng kinh tế nhỏ
- Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh thành như sau
- Thanh Hóa
- Nghệ An
- Hà Tĩnh
- Quảng Bình
- Quảng Trị
- Thừa Thiên – Huế.
- Tây Nguyên là khu vực cao nguyên lớn nhất nước ta với 5 tỉnh thành trải dài từ Bắc xuống Nam
- Kon Tum
- Gia Lai
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Lâm Đồng
- Duyên Hải Nam Trung Bộ và Trung Trung Bộ : được chia ra làm 8 tỉnh thành
- Khánh Hòa
- Ninh Thuận
- Bình Thuận,
- Quảng Nam
- Đà Nẵng
- Quảng Ngãi
- Bình Định
- Phú Yên.
3./Các tỉnh thành Nam Bộ
Theo bản đồ Việt Nam Nam bộ được chia ra làm 2 vùng kinh tế chính đó là Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ với các tiềm lực kinh tế đặc trưng tạo sức mạnh phát triển kinh tế cho cả vùng phía nám tổ quốc.
- Đông Nam Bộ (hay còn gọi là Miền Đông) : Được chia ra làm 5 tỉnh và một thanh phố
- Tp. Hồ Chí Minh
- Bà Rịa – Vũng Tàu
- Bình Dương
- Bình Phước
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Tây Nam Bộ(hay còn gọi là đồng bằng sông Cửu Long) : Được chia ra làm 12 tỉnh và một thành phố trực thuộc trung ương
- Thành phố Cần Thơ
- Tiền Giang
- Long An
- Vĩnh Long
- Bến Tre
- Hậu Giang
- Trà Vinh
- Đồng Tháp
- Sóc Trăng
- Kiên Giang
- An Giang
- Bạc Liêu
- Đất mũi Cà Mau.
Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về bản đồ các tỉnh thành Việt Nam thông qua bản đồ Việt Nam chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng mỗi vùng miền Việt Nam có một thế mạnh riêng từ đó kết hợp lại tạo thành nguồn lực phát triển kinh tế cả nước. Hy vọng rằng qua bài viết này của chúng tôi phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về đất nước con người Việt Nam nhé !
Chúc các bạn thành công !
Được đóng lại.